Viêm da do tiếp xúc côn trùng

Viêm da do tiếp xúc côn trùng

Các vết thương để lại trên bề mặt da do côn trùng cắn, do tiếp xúc rất dễ bị viêm và có thể biến chứng và để lại hẫu quả cho bệnh nhân.

Viêm da do tiếp xúc côn trùng: Chậm điều trị dễ tai biến nặng

Khi có tổn thương ở vùng mắt, phần da nhạy cảm, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, lâu dần có thể dẫn đến sẹo giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực.

Nặng hơn, có thể bị tăng nhãn áp trong quãng đời về sau, dẫn đến mù loà – Phó Giám đốc BV Da liễu Hà Nội Nguyễn Minh Quang cho biết.

Hoang mang  không biết bệnh gì

Mặc dù là những ngày nghỉ, nhưng Viện Da liễu Quốc gia và BV Da liễu Hà Nội tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân bị viêm da do tiếp xúc với côn trùng.

Trong ngày thứ Bảy, Viện Da liễu Quốc gia có tới 60 bệnh nhân đến khám liên quan tới viêm da do tiếp xúc côn trùng, trong đó nhiều ca là trẻ em… Chị Thuý Hằng ở (Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội) vào viện do da ở cổ bị sưng tấy. Chị không rõ nguyên nhân tại sao, vì chị không nhìn thấy côn trùng cắn, chỉ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, bỏng rát. Mua thuốc bôi không có dấu hiệu khỏi, nên phải tới bệnh viện khám.

Anh Tuấn Minh (Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội) bị viêm da cách đây 2 tuần. Do công việc bận rộn, nên cuối tuần anh mới tranh thủ đi khám. Anh Minh cho biết: “Năm nào đến thời điểm chuyển mùa tôi cũng bị ngứa và nổi bọng nước ở bả vai, gần nách. Cảm giác bỏng rát, khó chịu. Khi chườm nước nóng thì đỡ ngứa hơn, nhưng sau đó vùng da lại bị trầy xước và loang ra, rất đau đớn. Nên năm nào tôi cũng phải vào viện để khám và mua thuốc theo đơn. Nếu không đến bệnh viện thì viêm da sẽ kéo dài, ảnh hưởng tới sức khoẻ và công việc”.
Trong những ngày vừa qua, số lượng bệnh nhân mắc bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng ngày một tăng, trung bình mỗi ngày có khoảng 70-80 bệnh nhân tới khám.

Theo số liệu của BV Da liễu Hà Nội, tuần qua số bệnh nhân viêm da tiếp xúc do côn trùng chiếm gần 20% số ca bệnh đến khám.

Tại Phòng khám bệnh – BV Da liễu Hà Nội, chiều muộn vẫn còn đông người. Nhiều bà mẹ đưa con đến khám và các trẻ chung một triệu chứng nổi những mụn đỏ ở chân, tay, ngứa và rỉ nước, loang rộng trên bề mặt da, tự bôi thuốc lâu ngày nhưng không khỏi.

Chị Thu Minh (Gia Lâm, Hà Nội) vừa vạch chân con trai 6 tuổi lên vừa kể: “Cháu bị thế này từ nửa tháng nay. Tôi không nhìn thấy c:xôn trùng cắn cháu, chỉ phát hiện khi cháu gãi nhiều về đêm. Các vết cứ loang ra, có lúc khô nhưng khi cháu gãi lại lở loét, gây đau đớn”.

Chị Thanh Hoa trú tại phố Hoàng Mai trong lúc chờ đến lượt, chị kể: “Trẻ con chạy nhảy nghịch ngợm, lúc đầu thấy mọc mụn nước cả đám ở tay, chân, nhưng tôi cũng không đoán ra được bệnh gì. Nhiều người bảo đấy là do “giời leo”, mua thuốc mỡ về bôi nhưng không khỏi. Đưa con tới bệnh viện thấy có nhiều người có triệu chứng như thế, khám xong bác sĩ kết luận bị viêm da do tiếp xúc côn trùng”.

Bị thủy đậu dễ nhiễm zona

Cửa lưới chống muỗi, cửa lưới chống côn trùng SKyDoor, ngăn bệnh vào nhà

Theo BS Minh Quang, viêm da tiếp xúc kích ứng do côn trùng là hiện tượng viêm da cấp tính, do chất tiết của côn trùng khi tiếp xúc trực tiếp với da. Đây là những loại côn trùng ở vùng nhiệt đới, loại côn trùng này thường ẩn náu ở ruộng, bãi rác… Thời điểm mùa gặt, mưa, côn trùng này không có nơi cư trú nên bay vào nhà bám vào người và đồ dùng như giường, chiếu… gây bệnh.

Côn trùng này thường bám trên người gây rát bỏng ở những vùng da bị tiếp xúc, đặc biệt là ở những vùng da mỏng. BS Minh Quang cho biết, bệnh nhân tới khám thường có những tổn thương trên các vùng da hở như cổ, tay, chân hay tại các nếp gấp trên cơ thể. Các tổn thương gây đỏ đám da. Sau một giờ hoặc vài ngày thì xuất hiện những mụn nước, phỏng nước ở giữa những đám da đỏ. Những vùng da mỏng dễ tổn thương xung quanh mắt, nách, bẹn… có những tổn thương đỏ, phù nề nhiều. Có những trường hợp bị nhiễm trùng gây phát sốt.

Theo tên gọi khoa học, zona do một dạng vi khuẩn Herpes gây ra. Người mắc bệnh zona sẽ phải chịu đựng cảm giác đau rát ở vùng phát ban. Nếu bệnh nhân đã từng mắc chứng thuỷ đậu (bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ), đây là điều kiện thuận lợi để bệnh zona hình thành và phát triển. Bởi lẽ khi mắc thuỷ đậu (mặc dù đã được điều trị), cơ thể sẽ tồn tại một loại virus “ẩn nấp” trong các tế bào thần kinh. Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, đó chính là lúc loại virus này “lộ diện” và gây nên căn bệnh Zona. Đối tượng thường mắc căn bệnh này là những người trên 50 tuổi hoặc có hệ thống miễn dịch suy kém.

Bệnh thường gây cảm giác đau rát, cảm giác đau đớn thường xuất hiện trong vài ngày trước khi chứng phát ban xuất hiện. Chứng phát ban xuất hiện với những vết sưng, mẩn đỏ. Trong một vài ngày, các vết sưng trở nên phồng rộp. Các vết sưng đỏ có thể bao trùm khắp lưng, ngực, hoặc có thể mọc ở một bên mặt. Các vết da rộp thường có vảy cứng và sẽ mất đi sau 7- 10 ngày.

Căn bệnh này tuy không lây lan, nhưng mọi người xung quanh bạn có nguy cơ cao bị mắc thuỷ đậu nếu họ chưa bao giờ bị thuỷ đậu hoặc chưa tiêm phòng. Virus thuỷ đậu có thể sống trong những chỗ phồng rộp và có thể lan rộng cho đến khi chỗ phồng rộp hoàn toàn lành lại. Nếu bạn mắc bệnh zona, tốt nhất nên tránh xa trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.

Zona hay “giời leo” là một bệnh

Cửa lưới chống côn trùng, ngăn bệnh vào nhà
Trong dân gian Zona thường gọi là bệnh “giời leo”, nhưng thực tế bệnh Zona do virus varicella Zoster gây ra. BS Minh Quang khuyến cáo, ngay sau khi xuất hiện mụn nước, cần phải rửa sạch bằng nước sạch hoặc nước muối 0,9% để làm sạch chất gây viêm da từ côn trùng. Sau đó dùng nước muối đắp chỗ tổn thương 5-10 phút một lần, từ 3-4 lần/ngày. Sử dụng dung dịch Jarish, hồ nước. Khi tổn thương đỏ dùng kem kẽm oxy, kem corticoid bôi ngày 2 lần sáng tối. Khi tổn thương khô đóng vảy, bôi mỡ kháng sinh như bactroban, fusidic acid.

Bệnh Zona ở mắt cần được điều trị kết hợp với thuốc chống virus và xteoit. Bên cạnh đó, có thể dùng các loại thuốc như Acetaminophen hay Ibuprofen để giảm đau đối với các vết sưng phồng.



 (Theo GDXH)